Thông Tin Công Nghệ

Vì sao Microsoft phải ra dòng điện thoại giá rẻ như Nokia 130

Microsoft vừa gây sửng sốt giới công nghệ khi ra mắt chiếc điện thoại phổ thông có giá siêu rẻ Nokia 130, dù trước đó nhiều tin đồn khẳng định hãng sẽ khai tử dòng sản phẩm này.

Microsoft gây sửng sốt giới công nghệ khi ra mắt chiếc điện thoại phổ thông có giá siêu rẻ Nokia 130. Trước đó vài tuần, một bản kế hoạch bị rò rỉ đã tiết lộ kế hoạch: Microsoft sẽ khai tử dòng điện thoại phổ thông, thay vào đó sẽ tập trung phát triển dòng smartphone Lumia chạy Windows Phone. Vậy lí do gì đã thúc đẩy gã phần mềm khổng lồ quyết định lật ngược kế hoạch và đưa chiếc điện thoại 25 USD này lên kệ?

Giải thích ban đầu được đưa ra từ Microsoft chỉ đơn giản là "không có bất kỳ dự án nào có thể tiếp cận được người tiêu dùng", nhất là trong tình hình hiện tại. Dù hãng luôn tung ra nhiều mẫu smartphone chạy Windows Phone thuộc phân khúc giá rẻ, nhưng để xuống được mức giá 25 USD là một việc làm không tưởng.

Mặt khác, các mẫu smartphone giá rẻ này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng tại các thị trường mới nổi, nơi mà điện thoại phổ thông vẫn còn đang thống trị. Thời gian gần đây, Windows Phone cũng tích hợp tính năng chạy 2 SIM để kích thích nhu cầu tại những thị trường này.

 Nokia 130

Những chiếc máy “độc nhất” vừa được Microsoft trình làng nhằm hướng đến những người dùng lần đầu tiên biết đến điện thoại di động. Dù doanh số smartphone đã vượt mặt điện thoại phổ thông nhưng hiện vẫn có đến 1 tỷ người dùng toàn cầu chưa có điện thoại di động.

Trong cuộc trao đổi với trang The Verge, phát ngôn viên của Microsoft khẳng định: “Đây là cơ hội lớn để Microsoft giới thiệu đến người dùng, chủ yếu ở các thị trường mới nổi, làm quen và trải nghiệm lần đầu với các thiết bị di động". Đối với họ, điện thoại lại chính là phương tiện kết nối Internet chủ yếu thay vì máy tính xách tay.

Nokia 105 là một bằng chứng rõ ràng nhất để giải thích cho chiến lược lần này của Microsoft. Hãng tuyên bố doanh số của chiếc máy này trung bình đạt 1 triệu đơn vị mỗi tuần, tương đương 50 triệu máy mỗi năm tại các thị trường mới nổi. Đây cũng là nơi Microsoft đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Samsung, các nhà mạng và các công ty Trung Quốc như Xiaomi, Lenovo và Huawei. Tình thế này đặt Microsoft đứng trước lựa chọn khó khăn: hoặc từ bỏ dòng điện thoại phổ thông và nhường phân khúc này lại cho Samsung và các đối thủ khác, hoặc là cố gắng nắm giữ và sử dụng nó như bàn đạp để phát triển dịch vụ đám mây.

Benedict Evans, một đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz, tin rằng mảng kinh doanh điện thoại phổ thông của Nokia sẽ là câu trả lời thỏa đáng về sự khó hiểu trong quyết định của Microsoft. Dòng điện thoại này vẫn đang mang lại từ 20 – 25% lợi nhuận, dù con số đó kém hơn hẳn smartphone. Evans giải thích: "Điện thoại phổ thông có đối tượng khách hàng riêng, nó có thể mang lại lợi nhuận hoặc ít nhất là không phải mất quá nhiều chi phí. Thiệt hại mang đến sẽ không ít nếu khai tử dòng sản phẩm này.”

Microsoft cũng hi vọng rằng người dùng Điện thoại Nokia 130 "sẽ tạo một tài khoản mới và gia nhập vào cộng đồng Microsoft". Đó cũng là lí do để hãng tiếp tục tập trung vào các thiết bị di động đặc biệt. Viễn cảnh đó rất khó xảy ra khi rõ ràng Nokia 130 không được trang bị khả năng truy cập Internet, nhưng đó có thể là động lực để Microsoft để phát triển các dịch vụ và ứng dụng có tính năng tương tự cho sản phẩm này trong tương lai.


Microsoft rất có thể sẽ tiếp tục ra mắt một thiết bị Windows Phone, hoặc ít nhất là phần mềm mới nhằm thúc đẩy mảng ứng dụng và dịch vụ di động của Microsoft phát triển trong tương lai. Khi smartphone và điện thoại phổ thông dần xích lại gần nhau về giá cả và tính năng, Microsoft sẵn sàng làm mọi thứ có thể để tránh việc một số nhà sản xuất thiết bị Android giá rẻ thống lĩnh thị trường mới nổi.

Tham khảo : giá nokia 130
Share on Google Plus

About Miền Bắc

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment